Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Phụ Lục

Đôi điều chia sẻ...

* Lặng lẽ một trái tim yêu
Theo dòng thời gian, vạn vật và con người cũng ít nhiều thay đổi. Phong Tâm - một trong những nhà thơ của Xứ Dừa, vẫn một lòng "chung thủy với nàng thơ ", say thơ,làm thơ bằng cả tâm hồn và cảm xúc. Gần trọn cuộc đời Phong Tâm đã mang tặng người mộ thơ những cảm xúc rất thật từ cuộc sống, về tình mẹ, về tình quê hương...

Bài và ảnh của Ánh Nguyệt
 (Báo Đồng Khởi 20-2-2012)

 Bàn về thơ Phong Tâm, nhà thơ Ý Nhi bày tỏ: Đó là một tâm hồn nhạy cảm, nhân ái, dịu dàng. Với một tâm hồn như thế, thơ Phong Tâm đã đem lại cho người đọc niềm xao xuyến, nghĩ suy với những gì ông nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được suốt chặng đường đời của ông. Có thể nói, phần thành công nhất của ông là phần thơ tình cảm với giọng thơ dung dị, chân thành và sâu lắng...

Nhà thơ Ý Nhi
Sài Gòn, 9-1996
(Ánh Nguyệt ghi lại)

 ***

Cõi tình, cái tôi mông muội trong thơ Phong Tâm (Tập thơ Bến - NXB Văn hóa Văn nghệ năm 2010).
Nhà thơ Chi Lê Pablo Neruda nói: "Làm thơ phải có tình cảmmãnh liệt". Lê Quí Đôn cũng từng nói:: "Ta cho thơ có ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba sự". Và nhà thơ Phong Tâm trong       nhan đề một bài thơ trong tập thơ Bến cũng đã viết "Cõi tình, cái tôi       mông muội". Chính rung động bên trong, nỗi giày vò, ám ảnh, lắng nghe xao động trong tâm hồn mình đã tạo nên một thế giới ngôn từ giàu chất thơ trong thơ anh...

Nguyên Tương
(Văn nghệ Bến TTre tháng 4-2011)

***

Nhận xét về Phong Tâm, nhà thơ Kim Ba - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu cho rằng; Phong Tâm là một người rất đam mê thơ, thể hiện ở việc ông chỉ chuyên tâm làm thơ (dạng  trữ tình). Đặc biệt sự đam mê thơ của ông hết sức bền bỉ, cẩn trọng lao đông nghệ thuật và đây là điều làm nên chất thơ của ông...
Trong cuộc sống, ông là người mẫu mực với bản thân mình, với gia đình và xã hội. những người gần gũi Phong Tâm đều biết ông là người sống hiền lành, khiêm tốn, hòa đồng với bè bạn...

Lời nhà thơ Kim Ba
(Ánh Nguyệt ghi)

*** 
 
 "Có thể thấy thơ Phong Tâm như một hòa quyện - hòa quyên - hòa quyện đến nhuần nhị - cái TRÍ, cái THUẬT và cái HỒN.Trong đó,cái HỒN đứng giữa vị trí trọng yếu, quán xuyến. Nó như ngọn gió lành thổi vào lòng làm lay động người đọc".

Hàn Vĩnh Nguyên
(Cảm nhận, tháng 10-2012)